Các nhà làm phim dùng máy quay 2 ống kính song song để thu hình, từ đó khán giả có thể hưởng thụ những thước phim không gian 3 chiều sống động.
Phim nổi 3D được tạo ra dựa trên nguyên lý chiếu đồng thời 2 hình ảnh có góc quay chênh lệch không đáng kể lên từng nhãn cầu. Với hình ảnh nhận được, cơ quan não bộ người xem tái tạo lại các đường nét mang chiều sâu và bề rộng tựa như cảnh quan trong thế giới thực.
Để tạo ra hiệu ứng không gian 3 chiều, hệ thống Dolby 3D cần đến bộ lọc quang học chuyển động xoay tròn tạo ra tập hợp hình ảnh phân giác luân phiên xuất hiện cùng màu sắc cơ bản. Tương ứng với mỗi thấu kính 3D sau khi hình ảnh chiếu qua, chùm ánh sáng được phân tách riêng cho mắt bên trái và bên phải.
Hệ thấu kính lọc được đồng bộ hóa với máy chiếu kỹ thuật số, để phát ra hình ảnh có tiêu cự thay đổi về phía trước, phía sau, bên trái và bên phải của vật thể với tốc độ 144 lần mỗi giây, nhờ đó các hình ảnh thực được tái hiện trong không gian ảo một cách sinh động.
Thiết bị này của Dolby hiện có giá tham khảo 26.000 USD.
Khán giả thưởng thức phim 3D phải đeo cặp kính hỗ trợ phân cực hình ảnh.
Cả hai công nghệ của hãng Dolby 3D và Real D đều yêu cầu khán giả thưởng thức phải đeo cặp kính hỗ trợ phân cực hình ảnh. Một số người làm quen với phim nổi đều mong muốn các nhà chế tạo sẽ nhanh chóng đưa ra kỹ thuật giúp loại bỏ được cặp kính này khi xem, trong khi hãng phát triển khuyến khích giới thưởng ngoạn đón nhận dụng cụ này giống như sở hữu cặp kính râm thời trang.
Máy quay phim kỹ thuật số 3D của hãng Pace Fusion.
Máy quay phim kỹ thuật số 3D do hãng Pace Fusion phát triển là chiếc camera được Liên đoàn bóng rổ Hoa Kỳ sử dụng cho các chương trình tường thuật trực tiếp trong mùa thi đấu. Đạo diễn James Cameron lừng danh cũng dùng cho phim Avatar dự định trình chiếu vào năm 2009. Thiết bị có hai ống kính song hành, có thể định vị theo những tiêu điểm khác nhau cho thích hợp với từng địa hình quay. Hình ảnh thu về được mã hóa thành tín hiệu được truyền bằng dây cáp đến hệ thống lưu trữ từ xa.
MI-2100
Nhãn hiệu MI-2100 là hệ thống phân tách hình ảnh của công ty Masterimage (Hàn Quốc) chế tạo. Cơ chế vận hành gồm có bánh xe kính quay với tốc độ cao đưa luồng ánh sáng phân cực theo từng hướng để tạo ra các ảnh riêng gửi từ máy chiếu đến có thể kết hợp tương ứng với kính đeo của từng mắt khán giả.
Beowulf của hãng Paramount – Phim sử dụng công nghệ 3D.
Tác phẩm điện ảnh Beowulf của hãng Paramount, đã gây đượng ấn tượng sâu sắc trong rạp chiếu phim 3D trong lần công chiếu đầu tiên vào ngày 16/11/2007. Bộ phim do đạo diễn Robert Zemeckis dàn dựng tiếp tục đến với người yêu nghệ thuật thứ 7 tại hơn 1.000 màn ảnh trong rạp 3D sử dụng hệ thống của Real D và Dolby 3D.
Đây là loại kính phân cực của hãng Real D đưa ra. Tuy chỉ sử dụng một lần nhưng giá bán khá rẻ, khán giả bỏ ra xấp xỉ 0,5 USD để sở hữu. Dụng cụ này cũng có thể được giới thiệu cùng với bộ phim trình chiếu tùy theo rạp ứng dụng kỹ thuật của hãng nào. Tác dụng của mỗi mắt kính thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận tia sáng phân cực hình ảnh bên trái hay bên phải từ bộ lọc hoạt động trên nguyên lý bánh quay phát ra.
Cũng có nhiệm vụ tiếp nhận hình ảnh phân cực song cặp kính do Dolby 3D chế tạo sử dụng nhiều lớp kính, tách lọc từng dải quang phổ riêng biệt dành cho mỗi bên mắt. Tuy nhiên giá bán của kính còn khá cao vào khoảng 50 USD/chiếc. Vì thế, các rạp ứng dụng giải pháp này luôn có đội ngũ lau kính siêu tốc sẵn sàng vào ca mỗi khi bộ phim kết thúc, để nhận lại các cặp kính từ tay khán giả và làm sạch chuẩn bị cho buổi chiếu kế tiếp. Nhà sản xuất Dolby hi vọng sẽ sớm hạ giá thành sản phẩm bằng cách sử dụng nhựa làm mắt kính.
Hệ thống phân cực Dolby 3D
Hệ thống phân cực của Dolby 3D dùng một bánh xe quay 4.800 vòng/phút, đủ nhanh để chuyển đổi hình ảnh giữa 2 mắt với tốc độ 6 lần/khung hình. Bánh xe được chia làm 2 phần bằng nhau, mỗi nửa có một bộ lọc chỉ cho lọt qua dải ánh sáng tương ứng mắt bên trái và bên phải.
Đầu xử lý tín hiệu hình ảnh Dolby được thiết kế nhỏ gọn, và có thể dùng các nút điều khiển để di chuyển bánh lọc dạng module tích hợp vào trong hay ra khỏi luồng sáng cho cân đối khuôn hình.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét