Cùng tìm hiểu những kiến thức cơ bản về chức năng quay phim trên các dòng máy DSLR
Có thể nói những năm gần đây là những năm “bùng nổ” của ngành công nghiệp video với sự cách mạng của dòng máy DSLR. Với dòng máy này, cả dân chuyên nghiệp và người tiêu dùng điều có thể sở hữu, điều mà họ khó có thể thực hiện với một chiếc camera phức tạp và đắc đỏ giá $30,000 trước đây. Sau đây là vài điều căn bản bạn cần biết khi quyết định mua máy ảnh DSLR dùng cho việc quay phim.
Framerates Lượng hình ảnh mà camera có thể bắt được trong từng giây (viết tắt là fps: frames persecond)
- 60 fps: tốc độ bắt hình cao này được dùng nếu bạn muốn bắt chậm hay chuyển sang tiêu chuẩn NTSC để phát sóng, hay trình chiếu trên tivi HD.
- 46 fps: tốc độ bắt hình cao này được dùng nếu bạn muốn bắt ảnh chậm hay chuyển sang hệ tiêu chuẩn PAL, hay cho một số tivi HD.
- 30 fps: tiêu chuẩn NTSC
- 25 fps: tiêu chuẩn PAL
- 24 fps: Cinema framerate
Tại sao phải là tối thiểu 24 hình/giây
Trước đây người ta đã nhận thấy rằng ở mức thấp nhất có thể mà một bộ phim khi trình chiếu qua projector không bị rời rạt, chấp vá là 24 hình xuất hiện trên 1 giây (projector có thể bị kẹt phim khi trình chiếu ảnh ở tốc độ cao hơn). Đây được xem là một tiêu chuẩn phải có để đảm bảo cho việc thực hiện một bộ phim.
Video resolutions
- 1080p: khung hình cỡ1920x1080px. Độ phân giải cao nhất có thể đạt được với máy camera DSLR, hay còn được biết đến với tên True-HD hay Full-HD.
- 720p: khung hình cỡ 1280x720pz, vẫn có thể thưc hiện bằng máy DSLRS nhưng chất lượng thấp hơn, đây cũng được xem là chuẩn HD.
- 480p: khung hình cỡ 640x480px. Không được xem là độ phân giải cao, mà chỉ là “độ phân giải được nâng cấp” (enhanced definition).
Hiệu ứng này đuợc tạo ra bởi bộ phận cảm ứng CMOS trong máy DSLR. Trái ngược với CCD, CMOS có thể bắt ảnh bằng cách thu lại những thông tin từ bộ phận cảm ứng từ phần trên trước, rồi sau đó nhận thông tin từ phần cuối. Điều này có nghĩa là những vật thể chuyển động nhanh và whip pans trong khung hình sẽ được thể hiện phần trên trước, rồi đến phần dưới sau. Nguyên nhân này thường làm cho bức ảnh bị méo. Và khi khung hình bị rung thì nó sẽ hiện ra một hiệu ứng “Jello” rất rõ ràng. Đây có thể là điểm yếu lớn nhất của máy camera DSLR.
Bạn có thể hạn chế hiệu ứng này bằng cách dùng khung hình chậm hơn, che khuyết điểm hiệu quả bằng cách dùng motion blur.
Kích cỡ bộ phận cảm ứng
Bộ phận cảm ứng của camera là một đĩa mỏng và nhạy bắt sáng thông qua lens ngay khi màn trập được mở ra. Bộ phận cảm ứng càng lớn, bạn càng đạt được một bức hình sắc nét hơn.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bộ phận cảm biến toàn khung phải đi kèm với ống kính toàn khung. Nếu bạn dùng ống kính cỡ APS-C với cảm biến toàn khung thì kết quả sẽ cho ra một bức ảnh với chất lượng rất tồi. Những bộ phận cảm biến khác nhau sẽ có những tiêu chuẩn về ống kính khác nhau để dùng chung. Ống kính loại EF được dùng cho máy Camera Full Frame Canon, trong khi ống kính loại EF-S được dùng cho camera Cropped Sensor APS-C. Vấn đề này liên quan đến hệ số cúp và bộ phận cảm ứng. Một ống kính EF trên một bộ phận cảm ứng APS-C sẽ được tăng lên nhiều lần bởi hệ số cúp.
- Crop Factors: (hệ số cúp)
- 35mm/Full Frame = 1.0 (50mm EF lens will appear as 50mm)
- APS-C = 1.62 (50mm EF lens will appear as 81mm)
- Nikon DX = 1.52
- APS-H = 1.26
ISO là một bộ phận nhạy sáng của camera, ISO càng cao thì độ nhạy càng cao. Bạn có thể chụp với tốc độ màn trập và lỗ ống kính nhỏ hơn, nhưng với ISO cao, bạn có thể nhận thấy sự tăng rõ rệt các hạt trong khung hình. Mỗi camera giải quyết với vấn đề ảnh bị hạt khác nhau, một số máy chụp sẽ ít hạt hơn với chỉ số ISO cao hơn các loại camera khác. (5D Mark II, và đặc biệt là 1D Mark IV được biết đến với chất lượng ảnh ít hạt với ISO cao)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét